title | tags | categories | share-img | |||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tìm hiểu đồng tiền Libra của Facebook |
|
|
/img/network-partners-illustration.png |
Gần đây Facebook chính thức thông báo về việc phát hành đồng tiền điện tử Libra, vào năm 2020 (cùng với 27 công ty thành viên khác). Đồng tiền mới này có một chút giống Bitcoin, một chút giống Paypal. Libra được cho biết sẽ là đồng tiền điện tử hướng tới người dùng không cần tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng. Nhưng cũng có thể sẽ có ảnh hưởng tới tất cả chúng ta. Nhưng đầu tiên bạn phải tin vào Facebook, cung cấp thêm thông tin cá nhân cho họ. Dưới đây là tất cả mọi thứ bạn cần phải biết về đồng tiền này.
Libra là một đồng tiền điện tử (sắp được phát hành) mà người dùng có thể truy cập thông qua ứng dụng, có thể dùng để mua đồ hoặc chuyển cho người khác. Về cách thức hoạt động thì nó tương tự như Paypal hay Venmo.
Nhưng điểm khác biệt của Libra so với Paypal hay Venmo đó là nó hướng tới người dùng không có tài khoản ngân hàng. (Xem Tại sao tôi lại muốn dùng nó? bên dưới).
Unlike Bitcoin, Libra’s value is tied to government-issued currency like the dollar [...] This isn’t a coin that you buy because you think it will grow 100 times as valuable. It’s more like exchanging a dollar for a Euro.
Nghĩa là không giống như Bitcoin, giá trị của Libra được gắn chặt như một đồng tiền cấp phát bởi chính phủ, giống như đồng Đô la Mỹ [...] Đây không phải một đồng tiền bạn mua với kỳ vọng nó sẽ tăng giá trị đến cả 100 lần. Nó giống như trao đổi giữa đồng Đô la Mỹ lấy một đồng Euro hơn.
Để lưu trữ và trao đổi Libra, bạn sẽ cần ví (wallet): Một kiểu ứng dụng được tích hợp trong những ứng dụng khác. Giống như là cách Paypal hay Apple Pay tích hợp vào những ứng dụng thông thường. Kế hoạch hiện tại thì Facebook muốn các nhà lập trình tự tạo ví cho mình.
Không giống Bitcoin, giá trị của Libra được gắn với đồng tiền cấp phát bởi chính phủ, giống đồng Đô la - đặc biệt gắn với "giá trị thị trường dựa trên vài đồng tiền đáng tin cậy khác" theo như trên Wired. Đó là một trong những cách mà Libra cố gắng để tránh những vấn đề mà Bitcoin hay các đồng tiền khác gặp phải như: tính chất lừa đảo, tính chất cờ bạc. Nó không phải đồng tiền bạn sẽ mua với kỳ vọng giá trị của nó sẽ tăng gấp cả 100 lần. Nó giống với việc trao đổi một Đô la lấy một đồng Euro hơn.
Ở phía backend, Libra xử lý giao dịch thông qua blockchain, tương tự như Bitcoin. Một blockchain là một hệ thống lưu trữ các bản ghi phân tán. Những bản ghi này ghi lại xem ai sở hữu bao nhiêu coin, hay người nào gửi cho người nào bao nhiêu coin. Trong khi Bitcoin blockchain được phân tán bởi tất cả mọi người, thì Libra blockchain lại được quản lý bởi Hiệp hội Libra - hay Libra Association.
Hiệp hội Libra dự kiến phát hành đồng tiền vào năm 2020. Nó sẽ mặc định khả dụng trên WhatsApp, Facebook Messenger và một số ứng dụng khác từ phía thành viên.
Bạn chưa phải dùng nó. Cũng có khi không bao giờ bắt buộc phải dùng nó. Điều này cũng giống như việc đặt câu hỏi: "Liệu tôi có cần Venmo?" hay, "Liệu tôi có cần thẻ tín dụng?"
Facebook bắt đầu dự án Libra từ đầu năm 2018 (Theo như bài viết lịch sử đồng tiền trên Wired. Chi tiết hơn bị lộ ra vào 2018. Nhưng mọi thứ không thực sự rõ ràng cho tới khi Facebook dựng một trang web và tải whitepaper lên.
Đồng tiền mới này cùng với code base của nó được quản lý bở Hiệp hội Libra - một tổ chức gồm 28 công ty thành viên. Trong đó Facebook là lực lượng chính.
Thành viên trong đó có cả các công ty như eBay, PayPal, Vodafone, Spotify, vài công ty đầu tư, công ty tiền kỹ thuật số và một vài tổ chức phi lợi nhuận khác. Mỗi thành viên đều có quyền bỏ phiếu khi đưa ra quyết định chung. Mỗi thành viên phải đầu tư ít nhất 10 triệu USD làm đồng tiền dự trữ (fiat currency - về cơ bản sẽ là đồng Đô la Mỹ) để trao đổi lấy Libra.
Facebook là một trong những thành viên. Một công ty con khác của Facebook là Calibra cũng là một thành viên. Hiệp hội mong muốn có thêm nhiều thành viên nữa tham gia, nhằm mục đích phi tập trung hoá đồng tiền, cũng đồng thởi giảm quyền lực của chính mình. Hiệp hội cũng đồng thời muốn xây dựng một đồng tiền vĩ mô hơn và thực tế hơn so với những đồng kiểu như Flooz, airline miles hay đồng Đô la Disney.
Calibra là tên công ty tạo ra ví cũng cùng tên. Ví Calibra hay Calibra wallet là một ứng dụng để trao đổi đồng Libra. Trong khi nhà phát triển ứng dụng có thể tự tạo ra ví cho mình, Facebook sẽ tích hợp ví Calibra vào WhatsApp và những ứng dụng khác của họ. Vì vậy họ có lợi thế lớn. Trong những ứng dụng này, bạn có thể gửi tiền một cách đơn giản, giống như là dùng Apple Pay trong ứng dụng Messenger.
Trong khi Facebook chia sẻ quyền lực về đồng Libra với những thành viên khác trong hiệp hội, thì công ty lại hoàn toàn sở hữu Calibra. Điều này gần như sẽ không thay đổi trong tương lai.
Nếu Paypal hay Venmo hoạt động đủ tốt cho bạn, thì sẽ không có lý do gì để dùng Libra - Theo lời của Aaron Lammer, chủ của podcast CoinTalk. Nhưng bạn cũng không phải đối tượng mà Libra đang hướng tới. Thị trường lớn nhất, theo ông, là cho người dùng ở nước ngoài gửi tiền về cho gia đình.
Theo như whitepaper của Libra, "1.7 tỷ người trưởng thành trên toàn cầu vẫn nằm ngoài bất kỳ một hệ thống tài chính nào và không có tài khoản ngân hàng." Điều này cũng có nghĩa là 31% dân số người trưởng thành trên toàn cầu. Và theo như Lammer, nếu bạn định chuyển tiền cho 1.7 tỷ người này sẽ gần như bị "cướp bóc". Chi phí chuyển tiền quốc tế sẽ khoảng 7%, theo TechCrunch.
Bạn sẽ không thể dùng Paypal hay Venmo để giải quyết bài toán này. Cả hai thứ đó đều cần tài khoản ngân hàng. Nhưng với Libra, bạn sẽ không cần tài khoản ngân hàng. Trong số những người không có tài khoản ngân hàng đó, 1 tỷ người có điện thoại di động, và một nửa số đó có kết nối Internet. Họ có thể nhận tiền thông qua điện thoại dưới dạng Libra - và tất nhiên có thể dùng số Libra đó. Đồng tiền sẽ giúp việc chuyển tiền rẻ hơn nhiều so với những giải pháp khác.
Tất nhiên bạn cũng có thể cấp vốn Libra từ tài khoản ngân hàng. Ví dụ thông qua Paypal hay Stripe, khi đó bạn sẽ là thành viên cấp vốn trong Libra. Và không chỉ để phục vụ cho mỗi một việc gửi tiền cho người không có tài khoản ngân hàng. Đối với những người như chúng ta, sẽ có lợi thế khi dùng Libra về mặt tiền thưởng (incentives) so với nếu dùng thẻ tín dụng. Có những thành viên cấp vốn khác như Uber, Lyft, eBay, và Spotify. Những công ty này hăm hở muốn bạn dùng Libra và có thể họ sẽ có khoản giảm giá nếu bạn làm điều đó.
Lammer so sánh điều này với việc dùng thẻ tín dụng để giữ bạn trong hệ sinh thái của họ. Ví dụ Amazon thưởng 5% lại cho mỗi người dùng mua đồ trên Amazon, bằng hình thức tín dụng Amazon. Nếu dùng Uber mà rẻ hơn 1% trả bằng Libra so với Đô la, thì bạn sẽ suy nghĩ về việc dùng Libra. Vẫn chưa có thông báo chính thức nào về việc có chương trình khuyến mại như vậy, nhưng đó là thứ có thể kỳ vọng.
Trước hết, những công ty như Spotify muốn có người dùng không sở hữu thẻ tín dụng. Kế đến, họ có sẽ là người chiến thắng trong cuộc chiến giữ bạn là khách hàng trung thành bằng cách khuyến khích bạn sử dụng đồng Libra; rồi họ sẽ dùng quảng cáo của các công ty đối tác để trao đổi khách hàng, cho tới khi bất kỳ khách hàng dùng Uber nào cũng dùng Spotify và ngược lại.
Việc bạn dùng Libra có thể giúp những công ty này tiết kiệm một núi tiền. Nếu họ muốn lấy tiền của bạn thông qua thẻ tín dụng, họ sẽ phải trả một khoản phí. (Đó là lý do vì sao nhiều cửa hàng nhỏ lẻ chào hàng những khoản 'giảm giá nếu dùng tiền mặt' hoặc bắt buộc mua tối thiểu một đơn giá chừng nào đó mới được dùng thẻ tín dụng, mặc dù điều này là trái luật tín dụng. Họ ghét phải trả một khoản phí lớn cho Visa hay Mastercard). Theo như TechCrunch, nếu bạn dùng Libra thì khoản phí này sẽ vô cùng nhỏ, ít hơn rất nhiều so với thẻ tín dụng.
Lý do quan trọng nhất có thể là vì dữ liệu người dùng. Giao dịch với Libra sẽ dưới dạng bút danh - nghĩa là bạn sẽ có một tài khoản không liên quan gì tới danh tính thực của mình - nhưng vẫn sẽ có rất nhiều thông tin để theo dõi. Ngay cả những dữ liệu tổng hợp cũng giúp thành viên Libra có cái nhìn tổng quan về hành vi múa sắm người tiêu dùng. Do đó họ có thể tạo ra mục quảng cáo theo đối tượng thích hợp hơn, và làm cho bạn tiêu nhiều tiền hơn. Và rồi dẫu cho Libra hay Facebook hứa hẹn sẽ tạo một bức tường ngăn cách thông tin tài chính cả bạn và thông tin xã hội của bạn...thì ...liệu có thể tin họ được hay không?
Theo như Calibra VP - Kevin Weil đề cập trên the Verge, Calibra của Facebook sẽ tạo ra nhiều sản phẩm tài chính dựa trên đồng Libra. Ví dụ, theo như ông thì họ có thể đưa ra tín dụng cung ứng (lines of credit). Trong khi Facebook không hoàn toàn điều khiển đồng tiền, họ có thể cung cấp ứng dụng mặc định tiếp cận đồng tiền. Nó giống như ứng dụng Apple Podcast của thế giới tiền tệ. Bằng cách này Facebook nhúng tay vào đồng tiền này gấp đôi, theo cách mà các thành viên khác không làm được.
Libra sẽ rẻ hơn so với các dịch vụ chuyển tiền khác. Phí giao dịch chỉ là một phần nhỏ của một cent. Và nếu đơn vị kinh doanh nào chấp nhận đồng tiền này, chi phí sẽ rẻ hơn so với dùng thẻ tín dụng. Điều này có thể cũng đồng nghĩa với việc microtransaction hấp dẫn hơn nữa.
Nếu bạn thắc mắc "Một Libra giá bao nhiêu?" thì câu trả lời sẽ là đâu đó khoảng 1 Đô la Mỹ, 1 Euro hay 1 đồng bảng Anh. Và tỉ giá sẽ không biến động nhiều - trừ khi một đồng tiền lớn nào đó trên thế giới biến động khủng khiếp.
Sẽ không giống như cách bạn vẫn hay đầu tư vào Bitcoin, bởi vì Libra không tăng hoặc giảm giá quá mạnh. Bạn cũng có thể trở thành một thành viên của Tổ chức, nếu bạn có 10 triệu đô và một lý do hợp lý họ nên cho bạn vào. Hoặc bạn có thể đầu tư vào những doanh nghiệp mà có liên quan tới việc hỗ trợ Libra.
Khả năng cao là không. Nếu Libra thành công thì giá trị của nó vẫn ổn định. Nếu không ai dùng nó thì tổ chức Libra vẫn có tiền dự trữ để dùng. Vì vậy kể cả khi người dùng rút hết tiền ra liền một lúc thì vẫn có tổ chức đứng ra gánh đỡ. Dù vẫn có nguy cơ, nhưng sẽ không giống như Bitcoin, giá trị bị thay đổi một cách điên cuồng.
Nó tùy vào cách bạn dùng. Nếu bạn dùng ví Calibra của Facebook hoặc bất kỳ ví chính thức được công nhận nào, và bạn không phải gửi tiền cho bất kỳ ai hỏi, thì bạn khá an toàn. Facebook sẽ đặt cao vấn đề an toàn bảo mật.
Bạn cần phải cẩn thận với ứng dụng từ bên thứ ba. Hiệp hội Libra phát hành bản mã nguồn mở, giúp các nhà phát triển có thể tạo ứng dụng của riêng mình mà không lệ thuộc gì vào Hiệp hội. Cho nên bạn không nên dùng những ứng dụng mà chưa được kiểm chứng là hợp lệ. Và một ứng dụng có mặt trên kho của Google, Apple, hay Amazon thì cũng chưa chắc nó hợp lệ. Apple đôi khi để một số ứng dụng ghi lại màn hình người dùng mà không biết. Hoặc Google hay Amazon có khả năng cho qua một số ứng dụng mã độc gửi thông tin người dùng lên server của tin tặc.
Bạn sẽ gặp phải những vấn đề bảo mật giống như khi dùng thẻ tín dụng hoặc Paypal. Bạn cần phải cẩn thận dùng Libra giống như cẩn thận dùng bất kỳ đồng tiền nào khác. Calibra sẽ có những phương thức bảo mật giống như Paypal hay thẻ tín dụng. Nhưng chúng ta vẫn phải chờ xem thử nó tốt tới mức nào.
LOL
Facebook hứa hẹn sẽ không lấy dữ liệu của người dùng từ giao dịch Libra và sử dụng nó cho mục đích khác, như là quảng cáo hoặc quyết định hiển thị nội dung nào trên tường. Nhưng theo như tài liệu cam kết người dùng, người ta đã tìm thấy một số cách để lấy dữ liệu dùng cho mục đích khác. Như là dùng dữ liệu không định danh để nghiên cứu, hoặc cung cấp thông tin tổng hợp cho Facebook hoặc cảnh sát.
Về khoản này thì nó là một điểm trừ, nếu đem so sánh với những đồng tiền phi tập trung khác. Lammer chỉ ra rằng việc theo dõi giao dịch là một cách làm quen thuộc để tìm ra tội phạm áo trắng. Facebok hay một số công ty IT khác có lịch sử gửi thông tin như vậy cho phía thi hành luật. Liệu bạn có thể tin chắc là cơ quan chính phủ sẽ không bao giờ dùng sai mục đích những dữ liệu đó? Bạn đã từng nghe nói về vụ việc ở NASA?
Bạn không cần thiết phải có tài khoản Facebook để tham gia Calibra. Nhưng bạn sẽ phải cung cấp cho Calibra một thông tin xác minh ID nào đó. (Ứng dụng bên thứ ba có thể bỏ qua phần chứng thực này.) Facebook muốn trung hòa trong trường hợp này: họ vừa muốn tạo ra một đồng tiền tự do, nhưng đồng thời không muốn trở thành sân chơi cho tội phạm rửa tiền mà một số đồng tiền khác mắc phải. Lammer cũng đồng thời cho rằng ngay cả Paypal trước đây cũng là một công cụ hữu ích cho tội phạm rửa tiền, trước khi nó được làm luật chặt chẽ tránh bị kiện tụng. Facebook cũng muốn tham gia vào cuộc chơi này, đồng thời cũng tham vọng giống như một startup trẻ.
Calibra nói một cách rõ ràng là họ có thể dùng dữ liệu của bạn để quảng bá cho những ứng dụng khác. Điều này cũng không có gì kỳ lạ. Và trong khi nó không chia sẻ thông tin Calibra cho Facebook, nó có thể hỏi xin bạn thông tin Facebook cho Calibra. Nhưng họ hứa hẹn sẽ hỏi bạn về quyền chia sẻ này trước khi thực thi.
Và như Facebook cũng đã từng hứa là sẽ không lạm dụng quyền riêng tư của người dùng. Lammer nghĩa rằng công ty này sẽ tìm cách tiếp cận nguồn dữ liệu cá nhân này một cách tinh tế. Nhưng cũng phải nói công bằng rằng họ bắt đầu bằng việc khá tốt là thông báo đại chúng sẽ không đụng vào dữ liệu của họ. Tuy nhiên bạn cũng không làm gì được nếu họ thay đổi ý định.
Một trong những động lực thúc đẩy tạo ra đồng Libra đó là Google, WeChat, hay Apple đều có hệ thống thanh toán của riêng họ. Vì vậy mà Lammer cho rằng những công ty công nghệ này sẽ không tạo ra một đồng tiền mới giống như Facebook đang làm. Mỗi công ty đều có chiến lược khác nhau để thâm nhập vào giao dịch thanh toán.
Apple hay Google đều có kho ứng dụng nơi họ có thể ăn một phần nào đó cho mỗi ứng dụng bán ra, và họ có hệ thống thanh toán khiến cho điện thoại của bạn cần thiết như là thẻ tín dụng. Amazon tạo cửa hàng online của họ như một nền tảng mà bất kỳ ai cũng có thể bán bất kỳ thứ gì, và trả cho Amazon một phần phí. Họ dùng partnership, phần thưởng tín dụng, và Amazon Prime subscription để biến Amazon thành cách ưa thích nhất cho bạn để mua đồ dùng.
Và Facebook kiếm tiền bằng cách giúp cho bên quảng cáo hướng đối tượng tới bạn. Libra sẽ là đồng tiền đóng góp cho việc thu thập thêm dữ liệu mua bán. Dù hiện tại chỉ là dữ liệu không định danh. Mỗi khi một công ty công nghệ lớn nào đó cho ra một sản phẩm mới, hãy tự hỏi xem họ làm thế nào để thu lại lợi nhuận.
Theo Lifehacker
-
Trang chủ của Libra: https://libra.org/en-US/
-
Hiệp hội Libra: https://libra.org/en-US/association/
-
Danh sách thành viên: https://libra.org/en-US/partners/
-
Whitepaper: https://libra.org/en-US/white-paper/
-
Dành cho lập trình viên: https://libra.org/en-US/open-source-developers/